Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Cách khai quang, điểm nhãn Tỳ hưu phong thủy

Tỳ Hưu không chỉ mang tiền bạc vào nhà mà còn giúp công danh tấn tới và sự bình an lâu dài. Trước tiên, con Tỳ Hưu là linh vật không có hậu môn, nhưng thỉnh thoảng người bán vẫn đục một lỗ nhỏ ở vị trí hậu môn của vài con Tỳ Hưu và trộn chung vào số những con Tỳ Hưu khác. Họ không chỉ khiếm khuyết ấy cho người mua bao giờ, bởi theo họ đó là duyên của người chọn mua, và đâu phải cứ ai muốn giàu là được giàu.


Theo phong thủy, tác dụng của Tỳ Hưu khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: từ hình dáng, đặc điểm của Tỳ Hưu, màu sắc và chất liệu tạc nên Tỳ Hưu,…và muốn có tác dụng tốt thì nhất thiết phải đặt đúng vị trí và dùng theo đúng bản mệnh của mình.

Xem Video chi tiết về hình ảnh Tỳ hưu mạ vàng hút tài lộc, công danh:


Cách đánh thức tỳ hưu:

Tỳ Hưu sau khi “thỉnh” (mua) về phải bịt mắt lại, đợi tới ngày khai quang tỳ hưu mới mở ra.

Ngày khai quang bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau :

1, Thất bảo thạch ( 7 viên đá quý )

2, Gạo ngũ cốc tạp.

3, Sợi ngũ sắc.

4, Sợi ngũ đế

5, Linh Đang.

6, Một tờ giấy đỏ, bên trên tờ giấy viết bài chú.

Lần lượt đổ ba món đầu tiên vào bụng Tỳ Hưu, sau đó treo sợi ngũ đế và Linh đang lên trên Tỳ Hưu, rồi chuẩn bị “niệm“.

Bài niệm chú phước lành cho tỳ hưu:

*Kim quang nhất khí, Tỳ Hưu cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.

*Kim quang nhị khí. Tỳ Hưu phúc giáng, phúc lộc mãn đình,phúc tinh cao chiếu.

*Kim quang tam khí,Tỳ Hưu điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.


– Sau khi bạn Niệm chú xong đặt bài chú vào bụng Tỳ Hưu, như thế Tỳ Hưu đã có linh khí. Chờ sau khi hương cháy hết là có thể đặt Tỳ Hưu ở quầy thu ngân, hoặc phòng khách, điều quan trọng nhất là đầu Tỳ Hưu phải quay ra cửa chính hoặc cửa sổ.

– Thờ Tỳ Hưu mỗi ngày phải đốt một khoanh hương vòng đểTỳ Hưu vấn (ngửi), hoặc đặt bên cạnh ỳ Hưu một ly nước cũng được. Như thế Tỳ Hưu mới có sức đi kiếm tiến cho chủ nhân.


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách Bài trí Tỳ hưu trong nhà đem lại tài lộc cho gia chủ. Hoặc các loại quà tặng phong thủy khác tại: http://quatangphongthuyvn.blogspot.com/


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Chùa Một Cột Xưa Và Nay

Chùa Một Cột nằm trong quần thể của chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ) xây ở thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long đời nhà Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội. Hình dáng của ngôi chùa này ngày nay là đã qua nhiều lần trùng tu vào đời nhà Lê và đời nhà Nguyễn.


Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất (1049), vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuế được nhà vua triệu kiến vào kinh để hiểu thêm ý nghĩa. Nhà sư đã khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu.

Năm 1105, vua Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa này, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp theo mô hình kiến trúc Champa kiểu Po Nagar. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông này có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông này được liệt vào một trong “Tứ đại khí” trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa này tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống.


Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn, lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chủa Long Đọi (Nam Hà), dựng vào muà thu năm 1121, mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, đã cung cấp cho ta hình ảnh chân thực về ngôi chùa Một Cột đời Lý như sau: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cấm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu. Theo dấu vết chùa cũ, cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông). Sáng “Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp lưu ly. Hàng tháng, vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm theo dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ mộc dục (tắm Phật). Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh...”


Qua văn bia mô tả như đoạn trên, cho thấy rõ là Liên Hoa Đào đời nhà Lý to hơn chùa ngày nay gấp bội. Thậm chí ngôi chùa này đời nhà Trần cũng không còn là dáng dấp của đời Lý nữa. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại - năm 1249 - rằng: “Mùa xuân, tháng giêng, đã sửa chữa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đột trùng tu. Đợt sử chữa lớn nhất vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ XVIII (1249) gần như làm lại toàn bộ. Vào đời Lê triều đình cũng nhiều lần cho tu sửa, lại thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838, tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông, cửa tam quan. Năm 1852, bố chính Thất Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ bát giác để đỡ toà sen, chạm trỗ thêm công phu tráng lệ. Cũng cần nhắc thêm rằng vào năm 1954, trước khi rời khỏi Hà Nội, quân Pháp đã cho đặt mìn phá đổ. Năm 1956, chùa được sửa lại, theo kiểu mẫu cũ để lại đời Nguyễn.


Xem Video chi tiết về hình ảnh Chùa Một Cột mạ vàng:


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Biểu thượng Trống Đồng Đông Sơn.


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Nguồn gốc của Trống đồng biểu tượng văn hóa Việt Nam

Trống đồng đã xuất hiện những dấu vết đầu tiên ở phương tây từ năm 1682. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam.


Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger.

Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất.


Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Trống Đồng Đông Sơnnhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Heger nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.


Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng.

Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến". Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.


Xem Video về hình ảnh chi tiết Trống đồng mạ vàng:


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm biểu tượng Khuê Văn Các của thủ đô Hà Nội.


Minh Thắng/Mavang.vn

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Khuê Văn Các mạ vàng quà tặng độc đáo

Khuê Văn Các mạ vàng là món quà tặng độc đáo để tặng cho đối tác, bạn bè, du khách Quốc tế khi đến Việt Nam. Biểu tượng Khuê Văn Các là niềm tự hào của Hà Nội, của biểu tượng nền giáo dục Văn Hiến ngàn năm.



Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) là biểu tượng văn hóa của Thăng Long – Hà Nội từ nhiều đời nay, nó là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ, là sự khái quát, sự khẳng định chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nên nhìn vào đó, mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại.

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo nên một đài tháp tám mái gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình mặt trời với kích thước hài hòa, cân xứng, với những song gỗ tỏa đều như những tia nắng chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng.




Toàn bộ các sản phẩm quà tặng mạ vàng của VinaTAB sau khi mạ vàng đều được phủ một lớp Nano giúp cho bề mặt có độ bền cao, tránh các tác động cơ học làm mòn lớp vàng bề mặt.


Thông số Khuê Văn Các mạ vàng:

- Kích thước: Chiều cao 14 cm

– Chất liệu đúc: Đồng nguyên chất.

- Chân đế: 13.5×13.5×3.8 (dxrxh)

– Chất liệu bề mặt: Phủ vàng ròng

– Xuất xứ: Công ty CP VinaTAB

- Thương hiệu: Karalux


Khách hàng có thể tham khảo Quà tặng cao cấp, quà tặng du khách Quốc tế tại website: Karalux.vn để có thể lựa chọn những quà tặng độc, ý nghĩa khác cho bạn bè, người thân hoặc liên hệ với đội ngũ tư vấn để biết thêm thông tin chi tiết.

LIÊN HỆ MUA  KHUÊ VĂN CÁC  MẠ VÀNG:

Hotline: 19006479
Ngoài giờ hành chính: 0902.316. 316/ 090.373.6789/ 0938 863 863
Website: http:// karalux.vn / Email: Tuvan@mavang.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/MaVang.vn